Kẹt Huyết Áp: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh

Kẹt huyết áp là một tình trạng sức khỏe ngày càng phổ biến trong cộng đồng, tuy nhiên bệnh lý này chưa được nhiều người biết đến. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này, từ triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả đến các phương pháp phòng ngừa. Từ đó, giúp bạn trang bị những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe những người xung quanh.

Kẹt huyết áp là gì?

Kẹt huyết áp (còn được gọi là huyết áp kẹt hoặc huyết áp kẹp) là một tình trạng trong đó khoảng cách giữa huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương thu hẹp lại, thường nhỏ hơn hoặc bằng 20 mmHg. Điều này có nghĩa là áp lực máu giữa các nhịp tim tăng cao hơn mức bình thường. Khi tình trạng này xảy ra, tim gặp khó khăn trong việc bơm máu ra các mạch máu, dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Kẹt huyết áp là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng
Kẹt huyết áp là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng

Nếu huyết áp kẹp kéo dài, nó gây ra các biến chứng nguy hiểm tới hệ tim mạch. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt và điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ.

Các triệu chứng tiêu biểu của bệnh kẹt huyết áp

Kẹt huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng ban đầu, tuy nhiên những dấu hiệu có thể xuất hiện khi áp lực máu cao bao gồm:

  • Đau đầu, choáng váng, chóng mặt: Những triệu chứng này thường xuất hiện do tuần hoàn máu giảm, làm giảm lượng máu và dưỡng chất đến não. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu, thấy hoa mắt, chóng mặt và cảm giác choáng váng.
  • Khó thở, tức ngực, thở ngắn, dễ hụt hơi: Áp lực máu cao khiến tim phải làm việc mạnh hơn để đẩy máu ra cơ thể. Điều này có thể gây ra cảm giác tức ngực, khó thở, hơi thở ngắn và trong một số trường hợp gây hụt hơi.
  • Suy giảm trí nhớ, tập trung kém: Thiếu máu và dưỡng chất đến não gây ra các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung và đôi khi gây cảm giác ớn lạnh do tuần hoàn máu kém.
  • Suy tim do phì đại thất trái: Nếu kẹt huyết áp kéo dài, áp lực máu lên thành mạch gây ra phì đại thất trái của tim, dẫn đến suy tim và các triệu chứng liên quan như mệt mỏi, khó thở và sưng phù.

Việc nhận biết và điều trị sớm bệnh lý này là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Đau đầu, choáng váng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của bệnh
Đau đầu, choáng váng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của bệnh

Nguyên nhân của kẹt huyết áp

Việc điều trị của các bệnh lý huyết áp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, sau đây là một số nguyên nhân đã được xác định dẫn tới tình trạng kẹt huyết áp:

  • Mất máu nội mạch: Mất máu nội mạch là một nguyên nhân phổ biến gây kẹt huyết áp. Điều này có thể xảy ra do chấn thương hoặc trong các tình trạng bệnh lý như sốt xuất huyết hoặc suy tim. Khi cơ thể mất mất lượng máu quá mức, áp lực máu lên thành mạch giảm, dẫn đến tình trạng kẹt huyết áp.
  • Bệnh lý van tim: Các bệnh lý van tim như hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp van 2 lá làm tăng nguy cơ kẹt huyết áp. Trong các trường hợp này, máu không thể chảy qua van tim một cách hiệu quả, dẫn đến sự thay đổi trong áp lực máu tâm thu và tâm trương.
  • Nguyên nhân sức khỏe khác: Bệnh cũng có thể xuất phát từ các tình trạng sức khỏe khác như chèn ép tim do tràn máu hoặc tràn dịch màng ngoài tim, tráng bụng, cổ trướng và suy tim.

Mức độ nguy hiểm và biến chứng

Kẹt huyết áp là một trạng thái nguy hiểm, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng và tổn hại chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số ảnh hưởng nguy hiểm của huyết áp kẹt:

  • Tác động lên tim và hệ thống tuần hoàn: Khi huyết áp kẹt, tim phải làm việc vượt quá khả năng của mình để đẩy máu đi qua các động mạch máu. Điều này dẫn đến phì đại tâm thất và suy tim. Nếu không được điều trị kịp thời, suy tim có thể là một biến chứng nghiêm trọng, gây ra rủi ro đến tính mạng.
  • Triệu chứng không đặc trưng và nguy cơ nhầm lẫn: Triệu chứng của huyết áp kẹt thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác. Điều này làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn, đặc biệt là khi không có máy đo huyết áp. Sự chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị có thể tăng nguy cơ cho người bệnh.
  • Biến chứng khác: Ngoài suy tim, huyết áp kẹt còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác như đột quỵ, đau thắt ngực, tổn thương các cơ quan nội tạng khác do thiếu máu. Những biến chứng này gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự sống còn của người bệnh.

Nhìn chung, do huyết áp kẹt là một tình trạng nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nên việc nhận biết và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn chặn các hậu quả xấu cho sức khỏe và sự sống còn của người bệnh.

Các cách cải thiện và điều trị

Điều trị huyết áp kẹp sẽ tập trung vào việc điều trị triệu chứng trước khi điều trị nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân cần nắm rõ cách xử lý khi bị huyết áp kẹt như sau:

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức: Trong trường hợp bạn nghi ngờ mình đang gặp phải kẹt huyết áp, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời và chuyển đến bệnh viện.
  • Nằm xuống và nghỉ ngơi: Nếu bạn đang trong tình trạng huyết áp kẹp, hãy nằm xuống và nghỉ ngơi để giảm bớt áp lực lên tim và hệ thống tuần hoàn.
  • Nới lỏng quần áo chật: Hành động nới lỏng quần áo để tăng sự thoải mái và giảm áp lực lên cơ thể.
  • Sử dụng miếng vải lạnh: Đặt một miếng vải lạnh lên trán và cổ để giúp làm dịu cơ thể và giảm cảm giác choáng váng.
  • Uống nước: Nếu bạn không có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa, hãy uống nước để duy trì đủ lượng nước trong cơ thể.
  • Không dùng thuốc hạ huyết áp: Tránh sử dụng thuốc hạ huyết áp mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ từ tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, để điều trị cũng như giảm tần suất xảy ra các cơn kẹt huyết áp, bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ và có thể được áp dụng các phương pháp như:

  • Thay đổi lối sống: Một số phương pháp hữu ích bao gồm giảm cân, tăng cường vận động, kiểm soát căng thẳng và giảm tiêu thụ muối,… hỗ trợ kiểm soát và cải thiện tình trạng kẹt huyết áp mức độ nhẹ.
  • Điều trị trong Đông y: Các phương pháp Đông y sử dụng loại thảo dược như cây xương rồng, lúa mạch và gừng có thể hỗ trợ giảm áp lực máu. Tuy nhiên, tùy thuộc cơ địa bệnh nhân và thể bệnh mà bác sĩ bốc thuốc và điều chỉnh thang uống phù hợp.
  • Điều trị trong Tây y: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm áp lực máu như Thiazide, ACE inhibitors, ARBs, Beta blockers hoặc Calcium channel blockers để điều trị huyết áp kẹt. Việc sử dụng những loại thuốc giảm áp lực máu này cần có sự tham khám, chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Kiểm soát cân nặng là một trong những yếu tố giảm thiểu kẹt huyết áp
Kiểm soát cân nặng là một trong những yếu tố giảm thiểu kẹt huyết áp

Lưu ý quan trọng về cách phòng ngừa kẹp huyết áp

Để ngăn ngừa kẹt huyết áp, bệnh nhân cần tuân thủ các lưu ý sau đây:

  • Duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống cân đối, tăng cường vận động, giảm căng thẳng, hạn chế tiêu thụ muối và rượu.
  • Kiểm tra y tế định kỳ.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lợi tiểu, uống đủ nước hàng ngày, nên kết hợp các loại nước ép bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất từ rau củ, trái cây.
  • Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của kẹt huyết áp, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Kẹt huyết áp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể kiểm soát được thông qua các biện pháp điều trị hiệu quả và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách. Đối với mọi người, việc duy trì một lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cực kỳ quan trọng để giữ cho áp lực máu ở mức ổn định và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    20/05

    hôm nay

    21/05

    Ngày mai

    22/05

    Ngày kìa

    +

    Khác